Thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bồi dưỡng, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đến thành viên, cán bộ quản lý hợp tác xã trên địa bàn các huyện đặc biệt khó khăn tỉnh Đăk Nông. Căn cứ sự chỉ đạo của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, về Kế hoạch tập huấn Quản lý tiêu thụ nông sản và phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị của Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2023.

Ngày 27 tháng 7 năm 2023, tại thành phố Gia Nghĩa, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông tổ chức lớp: Tập huấn Quản lý tiêu thụ nông sản và phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị. Cho hơn 60 cán bộ là Giám đốc Hợp tác xã và thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số M’nông và người Mông là thành viên các hợp tác xã thuộc hai huyện đặc biệt khó khăn, biên giới Đắk G’long và huyện Tuy Đức về tham dự, Về dự tổ chức và chỉ đạo lớp tập huấn có đồng chí Vũ Thu Hà – Chánh Văn phòng và Thạc sỹ giảng viên Trịnh Anh Tuấn – Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; về phía Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông có đồng chí Đặng Quốc Dưỡng – Phó Chủ tịch và cán bộ, chuyên viên Phòng Chính sách tuyên truyền phát triển trực thuộc. Nội dung tập huấn lần này có hai chuyên đề nhằm truyền đạt nội dung và nêu lên được khái niệm và mục đích của các chuyên đề, để học viên phần nào hiểu được và tiếp cận nội dung trong quá trình tập huấn hiểu rõ hơn, sâu hơn về mục đích và ý nghĩa của bài giảng về: quản lý tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo 2 nghĩa, chuyên đề một (1) Tiêu thụ nông sản là một qua trình chuyển hóa hình thái từ giá trị của sản phẩm sản xuất sang tiền. (2) tiêu thụ sản phẩm là là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, sản xuất ra sản phẩm, sản lượng cuối cùng là đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán gọi là chế biến sâu để tiêu thụ nông sản. Chuyên đề phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị là (1) Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động trong một doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất ra một sản phẩm nhất định; (2) Chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa rộng là một phức hợp với những hoạt động do nhiều người tham gia thực hiện, người sản xuất, chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ. Như vậy chúng ta hiểu chuỗi giá trị nông nghiệp là một tập hợp những hoạt động do nhiều người tham gia để sản xuất ra một sản phẩm nông nghiệp sau đó bán ra cho người tiêu dùng. Mô hình này hạn chế được hoạt động rời rạc thiếu liên kết với nhau trong sản xuất, để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa sản phẩm, hoạt động chuỗi giá trị nn có mối quan hệ với nhau như: cung ứng đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong chương trình này giảng viên sẽ trang bị đầy đủ kiến thức cho các học viên nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức trong việc phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị và kỹ năng tiếp cận ứng dụng thương mại điện tử tiêu thụ nông sản cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững; đồng thời cũng là cơ hội đặc biệt để các hợp tác xã, cá nhân là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ phụ trách kinh doanh, phát triển thị trường, bán hàng, được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi những sáng kiến, cách làm, bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để nhằm phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường; kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, đã được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước”.

Do đó, với mục đích quan trọng của lớp tập huấn Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông và Ban tổ chức lớp học yêu cầu và mong muốn các học viên chấp hành nghiêm, đầy đủ những nội quy, quy chế của lớp học để tiếp thu đầy đủ những nội dung của hai chuyên mà Giảng viên đã truyền đạt cho các học viên trong thời gian khóa học để tiếp thu, lĩnh hội những nền tảng kiến thức, chuyên môn về kỹ năng quản lý, điều hành tổ chức và quản trị tài chính; kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường đã được giảng viên truyền đạt, từ đó vận dụng sáng tạo có hiệu quả, mang lại thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức. Sau khi về cơ quan, địa phương, hợp tác xã tổ chức áp dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống cho các thành viên tham gia hợp tác xã.

                 Bài và ảnh; Đặng Quốc Dưỡng – Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông

BÌNH LUẬN