Rượu cần Tây Nguyên

Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngàyhội làng và dành đãi khách. Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết với nhau và văn hóa trong uống rượu, không có chuyện chén chú, chén anh,..Mọi người cùng uống với nhau chung cần, già, trẻ, tra, gái nhâm nhi để cho cuộc vui thêm bất tận. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà người Kinh chúng ta cũng hay thích uống rượu cần – thưởng thức món đặc sản của người đồng bào Tây Nguyên trong các dịp lễ tết, hay những đêm lửa trại đúng là một cảm giác khó tả.

– Nơi sản xuất: HTX Bon TuLung, xã Quảng Tín, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông.
– Đơn vị phân phối: Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của hợp tác xã (DCA MART), Lê Thị Hồng Gấm, tổ 3, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông (cạnh khách sạn Trường Giang), điện thoại: 0912754839

Danh mục:

Mô tả

Rượu cần Tây Nguyên

Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngàyhội làng và dành đãi khách. Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết với nhau và văn hóa trong uống rượu, không có chuyện chén chú, chén anh,..Mọi người cùng uống với nhau chung cần, già, trẻ, tra, gái nhâm nhi để cho cuộc vui thêm bất tận. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà người Kinh chúng ta cũng hay thích uống rượu cần – thưởng thức món đặc sản của người đồng bào Tây Nguyên trong các dịp lễ tết, hay những đêm lửa trại đúng là một cảm giác khó tả.

Có nhiều vùng miền và nhiều dân tộc cùng nấu và có văn hóa uống rượu cần độc đáo, tuy nhiên vùng đất Tây Nguyên vẫn được xem là cái nôi của nền văn hóa uống rượu cần. Ai chưa đến và đã đến Cao Nguyên dù chỉ một lần cũng ao ước được vít cần thưởng thức thứ rượu được chắt lọc từ tinh hoa của núi rừng, bên ánh lửa bập bùng các chàng trai, cô gái lung linh quanh ché rượu cần làm nên hình ảnh lãng mạn của Cao Nguyên lộng gió. Bạn hãy cảm nhận mảnh đất này bằng món quà độc đáo đó là rượu cần Tây Nguyên.

Nguyên liệu
Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v.
Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhất theo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp[1]. Rượu cần 1/4 Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọi là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men. Trước đây người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang màu da lươn là những loại ché quý dùng trong dịp lễ lớn nhưng hiện nay họ chỉ dùng các loại ché thường như ché ba. Còn người M’nông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R’ Lungman. Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lại được uốn cong. Các dụng cụ đong nước vào ché như ca, sừng trâu đục thủng đáy v.v.

Cách uống rượu cần

Để quý khách uống và thưởng thức ché rượu cần được ngon hơn đúng tiêu chí và văn hoá ẩm thực của dân tộc Tây Nguyên, chúng tôi xin hướng dẫn thêm để quý khách tiện sử dụng:

– Trước tiên quý khách phải rửa sạch cần hút cả bên trong và bên ngoài.

– Mở nắp bịt bên trong ché lấy tay nhấn tre gài trên miệng ché, nếu thấy không chặt tay quý khách lấy thêm lá chuối hoặc hoặc lá khác không đắng chát, càng đè chặt bao nhiêu thì rượu càng ngon và lâu nhạt hơn. Bắt đầu lấy cần, cầm cần ngắn phía có mấy lỗ nhỏ, cám từ từ xuyên qua lớp ni lông lá xuống tận đáy bình. Bắt đầu đổ nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào đầy ché ngâm trước lúc uống 20’ – 30’.

Quý khách có thể dùng cần nhựa hút chảy ra ca lớn và uống như bia.

Khi đã đổ nước chỉ dùng rượu cần trong 24 giờ, còn nếu chưa đổ nước thì bảo quản kín, để chỗ râm mát, rượu để càng lâu càng ngon.

Lưu ý: Nồng độ rượu từ 7 – 16, nếu quý khách muốn uống được nhiều và đậm hơn, quý khách dùng rượu đế hoặc bia đổ vào trước khi đổ nước. Làm tăng nồng độ uống vẫn tuyệt ngon và được nhiều người cùng uống. Phải căm cần xuống đáy bình trong khi uống không rút cần lên.

Văn hóa uống rượu cần

cach-uong-ruou-can

Văn hóa uống rượu cần tạo nên nét đẹp các dân tộc Tây Nguyên
Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét.

Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu,
mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình.

Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M’nông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác: khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau hoặc theo thứ tự chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già, nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Khi trao cần rượu cho người khác phải dùng đầu ngón tay bịt lỗ đầu cần.

– Nơi sản xuất: HTX Bon TuLung, xã Quảng Tín, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông.
– Đơn vị phân phối: Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của hợp tác xã (DCA MART), Lê Thị Hồng Gấm, tổ 3, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông (cạnh khách sạn Trường Giang), điện thoại: 0912754839

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rượu cần Tây Nguyên”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *