Trong phần phát biểu bế mạc về vấn đề phát triển kinh tế tập thể: Tổng Bí thư khẳng định: Hội nghị đánh giá cao về những kết quả đạt được của khu vực Kinh tế tập thể trong 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của Kinh tế tập thể”. Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân trong suốt 20 năm qua và những năm tiếp theo. Đ/c Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh lại quan điểm về phát triển kinh tế tập thể được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) là: “Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chức trong nền kinh tế quốc dân”.
Bên cạnh việc đánh giá về vai trò, vị trí và những mặt đạt được của kinh tế tập thể trong 20 năm qua. Tổng Bí thư đã đánh giá những hạn chế, yếu kếm của khu vực kinh tế tập thể, đồng thời chỉ ra những hạn chế yếu kém: “Nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa thật đầy đủ, thiếu thống nhất, thậm chí còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng và chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng, hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụ thể, hiệu quả chưa cao. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy đã có nhiều nhưng còn dàn trải, phân tán, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được kiện toàn, còn nhiều bất cập, không thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân tán, hoạt động chưa hiệu quả; ở một số nơi còn tình trạng buông lỏng quản lý hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tính chất tổ chức, hoạt động của hợp tác xã; hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập thể chưa sâu sát, chưa thường xuyên. Việc đánh giá về hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể còn phiến diện, thiên về mặt kinh tế, chưa chú ý đúng mức đến mặt chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường,… dẫn đến hạ thấp vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Kinh tế tập thể, hợp tác xã phần lớn có quy mô còn nhỏ, năng lực nội tại còn yếu; đội ngũ cán bộ hợp tác xã cơ bản chưa được đào tạo chuyên sâu. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể chưa kịp thời; tâm lý xã hội nói chung còn rất e ngại đối với kinh tế tập thể; thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm lẫn nhau hoặc trông chờ sự trợ cấp của Nhà nước”
Đối với vấn đề lợi ích thành viên: Tổng Bí thư đã khẳng định “Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là chính” và bao gồm các lợi ích khác. Như vậy, bản chất của HTX đã được Hội nghị Trung ương 5 làm sáng tỏ thông qua việc khẳng định lợi ích thành viên là chính.
Đối với vấn đề thành viên HTX: Ngoài các loại hình thành viên được quy định trong Luật HTX năm 2012. Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư đã bổ sung loại hình thành viên liên kết. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong hơn 10 năm qua, nếu sửa đổi Luật HTX, loại hình thành viên liên kết được đưa vào Luật, thì cần phải làm sáng tỏ quyền, nghĩa vụ của thành viên liên kết, đồng thời bảo đảm đúng bảo chất của HTX.
Việc đánh giá về HTX: Tổng Bí thư yêu cầu việc đánh giá về hiệu quả của HTX cần phải đánh giá một cách toàn diện bao gồm cả những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; về hiệu quả của tổ chức và của các thành viên.
Hy vọng rằng, thông việc tổng kết 20 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của Kinh tế tập thể” và ban hành một Nghị quyết mới, Kinh tế tập thể sẽ phát triển mạnh, góp phần quan trọng xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hà Công Xã – Trưởng phòng CSTT